Cầu Hiền Lương sông Bến Hải – cụm di tích mang nỗi đau chia cắt đất nước

Cầu Hiền Lương sông Bến Hải là một địa điểm tham quan nổi tiếng. Nằm trong cụm di tích đôi bờ Hiền Lương – Bến Hải của tỉnh Quảng Trị. Nơi đây được xem là nhân chứng lịch sử thể hiện rõ nỗi đau chia cắt đất nước trong hơn 20 năm. Ngày nay, đây là một địa điểm thu hút đông đảo du khách ghé đến tham quan. Du khách tìm hiểu về những giá trị lịch sử cao đẹp của ông cha ta. Cũng như thế hiện lòng thành kính biết ớn trước những sự hy sinh cao cả.

Cụm di tích cầu Hiền Lương – sông Bến Hải tọa lạc ở đâu?

Cầu Hiền Lương và sông Bến Hải nằm trong cụm di tích đôi bờ Hiền Lương ở điểm giao nhau giữa đường Quốc lộ 1A và sông Bến Hải. Phía Bắc thuộc thôn Hiền Lương, xã Vĩnh Thành, huyện Vĩnh Linh. Phía Nam thuộc thôn Xuân Hòa, xã Trung Hải, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị. Đây là hai “nhân chứng lịch sử” mang trên mình nỗi đau chia cắt đất nước thành hai miền Nam Bắc suốt hơn 20 năm ròng rã.

Dấu ấn lịch sử cầu Hiền Lương – sông Bến Hải

Sông Bến Hải bắt nguồn từ núi Động Chân của dãy Trường Sơn. Chảy dọc theo Vĩ Tuyến 17 rồi đổ ra biển Cửa Tùng. Sông sở hữu tổng chiều dài gần 100km. Nơi rộng nhất khoảng 200m và là ranh giới giữa huyện Vĩnh Linh và Gio Linh.

Còn cầu Hiền Lương là một công trình do người Pháp xây dựng vào năm 1950. Với chiều dài 178m và có 7 nhịp. Theo Hiệp định Giơnevơ thì đây là giới tuyến quân sự tạm thời giữa miền Bắc và Nam Việt Nam. Mỗi bên có chủ quyền 89m cầu.

Nơi đây được mệnh danh là chứng nhân lịch sử trong bối cảnh đất nước bị chia đôi và đây cũng là nơi chứng kiến tinh thần kháng chiến bền bỉ, anh hùng của cả dân tộc ta trong những năm tháng kháng chiến chống Mỹ.

Trải qua không biết bao thăng trầm lịch sử. Cầu Hiền Lương sông Bến Hải đã phải gánh chịu rất nhiều đau thương và mất mát. Trong suốt 20 năm kháng chiến chống Mỹ, nơi đây vẫn kiên trì đợi ngày đất nước độc lập. Và nối lại đôi bờ Hiền Lương – Bến Hải.

Các địa điểm tham quan trong cụm di tích Cầu Hiền Lương – sông Bến Hải

Vào năm 2003, di tích này được trùng tu và xây dựng thêm các công trình phụ. Tạo điều kiện cho du khách tham quan. Cụm di tích lịch sử Đôi bờ Hiền Lương – Bến Hải được xếp hạng Di tích cấp quốc gia năm 1986 và Di tích quốc gia đặc biệt vào năm 2013.

Đồn công an ở bờ bắc sông Bến Hải

Theo Hiệp định Giơ-ne-vơ, dọc đôi bờ sông Bến Hải (sông giới tuyến) có 4 đồn công an. Do đó, ở bờ bắc sông có đồn công an Hiền Lương và Cửa Tùng. Ở bờ Nam sông có đồn công an Xuân Hòa và Cát Sơn.

Cột cờ Hiền Lương

Cột cờ hiện nay là hình mẫu mô phỏng những cột cờ mà Chính quyền và quân đội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã dựng trước đây. Cột cờ cao 28m, được làm bằng 6 đoạn thép ống liên kết với nhau.

Trên đỉnh cột cờ gắn lá cờ sao vàng năm cánh. Trên thân cột cờ có gắn các thanh thép hình chữ nhật để làm thang. Cột cờ còn được lắp hệ thống dây cáp, ròng rọc và bộ phận tời tạo thuận tiện khi treo cờ. Đế cột cờ hình tròn, có trang trí hình ảnh mô tả về lịch sử cách mạng.

Quần thể kiến trúc ở bờ nam sông Bến Hải

Nhằm mô phỏng vùng phi quân sự trên vĩ tuyến 17 trước đây cũng như xây dựng điểm đến tìm hiểu lịch sử cho du khách, giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau, tỉnh Quảng Trị đã cho xây dựng công trình Nhà trưng bày “Vĩ tuyến 17 và khát vọng thống nhất” và Cụm tượng đài “Khát vọng thống nhất” ở bờ nam sông Bến Hải.

Đặc biệt tại đây còn lưu giữ phiên bản phục chế loa phóng thanh công suất 500W do Chính quyền và quân đội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sử dụng ở bờ bắc trước đây. Chiêm ngưỡng chiếc loa này, du khách sẽ phần nào hình dung được cuộc “đấu loa” ở đôi bờ sông Bến Hải từ năm 1954 – 1965.

Ghé thăm Đôi bờ Hiền Lương – Bến Hải là dịp để mỗi người dân Việt Nam ôn lại những ký ức hào hùng, bi tráng, mỗi một chúng ta tôn vinh và tri ân sâu sắc đối với sự hy sinh to lớn của các thế hệ cha ông vì độc lập tự do của Tổ quốc.  Những di tích lịch sử ở đôi bờ Hiền Lương – Bến Hải là di sản của khát vọng thống nhất đất nước của dân tộc Việt Nam.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *