Chùa Hoằng Phúc – Đệ nhất cổ tự miền Trung

Chùa Hoằng Phúc địa điểm du lịch tâm linh Quảng Bình nổi tiếng với tuổi đời hơn 700 năm. Các du khách thường tới đây cầu sức khỏe, bình an và thưởng ngoạn phong cảnh đẹp tuyệt trần.

Một vài nét chung về Chùa Hoằng Phúc

Chùa Hoằng Phúc trước kia được biết đến với cái tên chùa Quan hoặc chùa Kính Thiên. Chùa tọa lạc tại xã Mỹ Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Chùa nằm trên một vùng đất cao ráo, rộng gần 10.000m2, ở phía hữu ngạn sông Kiến Giang.

Đây là một ngôi chùa cổ nhất miền Trung Việt Nam, với hơn 700 năm tuổi. Ngoài là nơi các tăng ni phật tử về đây chiêm bái. Chùa còn là địa điểm du lịch tâm linh thu thu hút nhiều khách du lịch tới để tham quan, cầu bình an, phước lành.

Chùa Hoằng Phúc – 700 năm kiêu hãnh oai hùng

Ban đầu, tại vị trí tọa lạc của Chùa Hoằng Phúc ngày nay, là nơi được chọn để đặt am thờ Phật, mang tên Tri Kiến Am. Sau này vua Nguyễn Hoàng nhận ra đây là vùng đất linh thiêng. Nên đã cho tiền mở rộng quy mô nơi này thành chùa, trên nền đất của Tri Kiến Am, đặt tên là Kính Thiên Tự.

Sau đó là chúa Nguyễn Phúc Chu cho tiền tu sửa chùa. Và ban cho hai câu đối “Kính Thiên Tự – Vô Phong Phúc Địa”. Đến đời vua Minh Mạng thứ hai, trong một lần ghé thăm, nhà vua đã đổi tên thành “Hoằng Phúc Tự”. Tên mang ý nghĩa là ngôi chùa có phúc lớn, nhân dân gọi là chùa Quan.

  • Năm 1301, vua Trần Nhân Tông ghé qua Chùa Hoằng Phúc cầu an bình cho dân. Lúc này chùa có tên là Am Tri Kiến.
  • 1715, ngôi chùa này được chúa Nguyễn Phúc Chu đặt cho cái tên là Kính Thiên Tự.
  • Năm 1821, vua Minh Mạng dừng chân tại chùa trong chuyến Bắc tuần. Đổi tên chùa thành Hoằng Phúc Tự, tục danh là Chùa Trạm hay chùa Quan.
  • Năm 1985, chùa bị cơn bão lớn đánh sập, hư hại nặng nề.
  • Năm 2014, từ vị trí và di tích còn sót lại của ngôi chùa cũ, Chùa Hoằng Phúc được UBND huyện Lệ Thủy đầu tư, cùng sự giúp đỡ của các doanh nghiệp và các nhà hảo tâm tiến hành phục dựng nên ngôi chùa.
  • Năm 2015, Chùa là di tích lịch sử cấp Quốc gia.
  • Năm 2016, Chùa Hoằng Phúc tổ chức lễ khánh hạ.

Những nét kiến trúc cổ xưa được gìn giữ

Mặc dù trải qua nhiều lần tu sửa nhưng chùa vẫn giữ cho mình được những hiện vật cổ xưa từ thời nhà Trần như: tượng Phật Bà Quan Thế Âm Bồ Tát; chuông đồng nặng 80kg; cao 1.1m; đường kính 0.5m được đúc từ thời vua Minh Mạng; Địa tạng Vương Bồ Tát; lư hương, tòa sen, bình hoa,… 

Ngoài ra, chùa vẫn còn lưu giữ bức hoành phi nổi tiếng của chúa Nguyễn đã ban tặng với dòng chữ “vô song phúc địa” có nghĩa là vùng đất thiêng có một không hai. Năm 2016, Hoằng Phúc được Giáo hội Phật giáo Myanmar trao tặng một viên xá lợi xương của Phật tổ Thích Ca Mâu Ni được rước từ chùa Shwedagon – ngôi chùa lớn và thiêng liêng nhất Myanmar. 

Hoạt động lễ hội thú vị tại Chùa

Các lễ hội lớn của Chùa Hoằng Phúc sẽ tập trung vào tháng Giêng âm lịch. Lễ hội luôn thu hút được sự quan tâm của người dân địa phương và khách du lịch.

Các lễ hội được tổ chức nhằm mục đích tưởng nhớ công ơn của người đi trước. Phần khác nhắc nhở và tái hiện lại đời sống văn hóa của người dân địa phương. Thể hiện niềm tự hào dân tộc mãnh liệt.

Các hoạt động thường thấy trong lễ hội tại chùa như khai mạc; rước nước; tổ chức các nghi lễ truyền thống của Phật giáo; thả đèn hoa đăng sẽ là phần lễ. Tiếp theo là phần hội, ban tổ chức sẽ cho thi đấu các môn thể thao giữa các đội; biểu diễn văn nghệ; chơi các trò chơi dân gian; hát bài chòi;… 

Chùa Hoằng Phúc Quảng Bình thực sự là một điểm đến vô cùng hấp dẫn mà du khách không nên bỏ lỡ. Đến với nơi đây, bạn không chỉ được chiêm ngưỡng những hiện vật cổ mà còn được nghe những câu chuyện lịch sử hào hùng của dân tộc. Đồng thời cầu nguyện sức khỏe, hạnh phúc cho người thân, bạn bè. 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *