Thành cổ Quảng Trị được biết đến như là một công trình có kiến trúc nổi bật. Nơi đây là trung tâm tỉnh lỵ và là nơi diễn ra cuộc kháng chiến khốc liệt nhưng vẻ vang của dân tộc. Nhân dân xem thành cổ là nghĩa trang không nấm mồ. Là ngôi mộ chung của những người lính đã hy sinh để bảo vệ độc lập cho dân tộc. Ngày nay, nhiều du khách ghé đến tham quan thành cổ để tìm hiểu về lịch sử hào hùng của dân tộc. Cũng như thể hiện lòng biết ơn trước sự hy sinh anh dũng của bao thế hệ.
Thành cổ Quảng Trị nằm ở đâu?
- Địa chỉ: đường Nguyễn Tri Phương, Phường 2, TX. Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị
- Thời gian mở cửa: luôn mở cửa
- Cách di chuyển: Từ Tp. Đông Hà, du khách di chuyển đến QL9B. Đi theo QL9B khoảng 2km thì rẽ phải vào QL1A. Chạy thẳng trên QL1A khoảng 8.8km thì rẽ vào đường Nguyễn Tri Phương. Di chuyển thêm 2km nữa du khách sẽ gặp điểm đến.
Lịch sử xây dựng thành cổ Quảng Trị
Dựa theo ghi chép của lịch sử, Thành cổ Quảng Trị được xây dựng dưới thời vua Gia Long. Ban đầu chỉ là thành đất, tới thời vua Minh Mạng thì được xây mới bằng gạch.
Thành được xây theo kiến trúc của các tòa thành quân sự với 4 góc nhô ra ngoài, dùng làm pháo đài canh giữ. Tường thành cao 4.29m, chân tường dày 12.75m và có chu vi 2.080m. Được xây dựng đủ các cửa tiền, hậu, tả, hữu với hình vòm cuốn và bên trên có vọng lâu. Các công trình xung quanh bên trong thành gồm cột cờ; hành cung; dinh tuần vũ; ty phiên; kho thóc; nhà lính…. Còn bên ngoài là hào bao quanh.
Từ đó, nơi đây cũng trở thành trở thành trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị, quân sự của Quảng Trị. Trong giai đoạn từ năm 1809 – 1945, nơi đây được chọn là thành lũy quân sự và trụ sở hành chính của nhà Nguyễn. Đặc biệt trong cuộc chiến đấu ác liệt năm 1972. Thành đã phải trải qua 81 ngày đêm khói lửa, gánh chịu hơn 300.000 tấn bom đạn. Hủy hoại nhiều công trình và làm không biết bao nhiêu chiến sĩ anh dũng phải hy sinh.
Kiến trúc thành cổ Quảng Trị ngày nay
Hiện nay, thành cổ Quảng Trị đã được phục chế các đoạn tường thành, làm lại bốn cổng chính. Trung tâm được xây một đài tưởng niệm ghi dấu ấn 81 ngày đêm năm 1972. Toàn bộ đường dẫn vào khu di tích và mặt đất bên trong thành được tráng xi măng. Xung quanh bài trí hoa cây cảnh.
Phía tây thành cổ, song song con đường từ cửa Hữu dẫn ra bờ sông Thạch Hãn là một công viên, quảng trường rộng lớn, nối liền quần thể di tích, gồm các hạng mục chính như tháp chuông, nhà tưởng niệm liệt sĩ, nhà thả hoa đăng hai bên bờ sông. Góc tây nam thành cổ Quảng Trị được xây dựng một bảo tàng. Trưng bày di vật, tái hiện lịch sử về thành cổ từ khi xây dựng đến ngày thống nhất đất nước.
Sông Thạch Hãn cũng là nơi hy sinh của rất nhiều chiến sĩ từ hướng Nhan Biều, Ái Tử vượt sông để vào thành cổ chiến đấu. Vào các ngày lễ lớn hàng năm, đặc biệt vào Ngày thương binh liệt sĩ (27/7) có tổ chức lễ thả hoa đăng trên sông để tưởng niệm các liệt sĩ.
Nếu có dịp ghé thăm và du lịch Quảng Trị, bạn nhất định đừng bỏ lỡ điểm đến này nhé. Phong Nha Trips hy vọng bạn sẽ có một chuyến du lịch Thành Cổ Quảng Trị thú vị và khó quên.
Bài viết gần đây
Du Lịch Quảng Bình Từ A – Z: Đi Đâu, Ăn Gì, Chơi Gì?
Quảng Bình – một miền đất kỳ vĩ với những cảnh sắc tuyệt đẹp, những [...]
Chùa Hoằng Phúc – Đệ nhất cổ tự miền Trung
Chùa Hoằng Phúc là địa điểm du lịch tâm linh Quảng Bình nổi tiếng với [...]
Làng Bích Hoạ Cảnh Dương – nét đẹp nghệ thuật hoà quyện cùng thiên nhiên yên bình
Nằm bên núi Phượng, sông Loan thơ mộng, Làng bích họa Cảnh Dương (huyện Quảng [...]
Bảo tàng Quảng Bình thức giấc sau những năm tháng ngủ quên
Bảo tàng Quảng Bình là nơi thu thập dữ liệu liên quan đến lịch sử, [...]
Nhà thờ Tam Toà Quảng Bình – chứng tích chiến tranh một thời
Nhà thờ Tam Toà Quảng Bình như một nét chấm phá tô điểm thêm cho [...]
Tượng đài Mẹ Suốt Quảng Bình – người mẹ anh hùng bên dòng sông Nhật Lệ
Tượng đài Mẹ Suốt ở Quảng Bình được tạc để tỏ lòng biết ơn của [...]
Điểm du lịch tâm linh Quảng Bình – nơi trở về chốn bình yên
Điểm du lịch tâm linh Quảng Bình luôn thu hút du khách khi đến du [...]
Quảng Bình Quan – Chứng nhân lịch sử giữa lòng thành phố
Nằm ở trung tâm TP. Đồng Hới, ngay sát quốc lộ 1A, Quảng Bình Quan [...]